Nếu không có cấu trúc site rõ ràng, website của bạn sẽ giống như một trang tổng hợp các bài viết rời rạc, không liền mạch. Người dùng sẽ cần đến một cấu trúc giúp họ có thể dễ dàng chuyển từ bài viết này tới bài viết khác một cách dễ hiểu.
Google sử dụng cấu trúc website của bạn, sau đó phân tích, xác định các nội dung quan trọng trên website của bạn. Việc xây dựng một cấu trúc website tốt giúp Google biết rằng bạn rất có kinh nghiệm trong việc xây dựng website chất lượng, giúp các BOT có thể dễ dàng crawl dữ liệu hơn, từ đó nâng thứ hạng của website của bạn.
Ở phần 1 của Series Học SEO của mình, mình đã hướng dẫn cách xây dựng bộ từ khóa. Ở phần này, bạn sẽ được tìm hiểu về cấu trúc website và cách biến bộ từ khóa ở phần trước để tạo ra 1 cấu trúc website chất lượng.
Tại sao cần Cấu trúc site?
Một website có cấu trúc site tốt sẽ góp phần nâng cao trải nghiệm của người dùng - điều mà Google luôn hướng đến - đồng nghĩa với việc sẽ tốt cho SEO. Tuy nhiên, đến tận bây giờ mình vẫn thấy rất ít người chú ý tới cấu trúc site này.
Bài viết này hãy cùng mình tìm hiểu tại sao chúng ta lại cần có một cấu trúc site tốt nhé.
1. Nâng cao trải nghiệm người dùng
Cấu trúc website tốt sẽ tác động đáng kể đến trải nghiệm người dùng (User Experience - UX). Khi khách hàng truy cập website của bạn mà họ có thể thấy NGAY nội dung họ đang cần tìm thì rất có thể họ sẽ trở thành khách hàng của bạn.
Với số lượng website lớn và không ngừng tăng lên như hiện nay mà khi khách hàng truy cập, website của bạn không được phân loại, sắp xếp hợp lý khiến khách hàng không nắm bắt được thông điệp bạn đang muốn truyền tải thì rất có thể khách hàng sẽ tắt luôn website của bạn.
2. Giúp Google hiểu bạn hơn
Xây dựng một cấu trúc website tốt sẽ giúp Google hiểu hơn về thông điệp bạn đang muốn truyền tải, giúp Google xác định đâu mới là nội dung tốt nhất.
Một website có tỉ lệ click (CTR) và thời gian trên trang (time on site) thấp thường sẽ bị đánh giá thấp hơn các website có cấu trúc tốt, thời gian ở lại trên web lâu hơn.
3. Tránh trùng lặp nội dung
Trên một website về một chủ đề, chúng ta rất dễ dính vào trường hợp các bài viết có nội dung tương tự nhau. Điều này khiến Google không thể xác định đâu mới là nội dung quan trọng nhất.
Điển hình nhất là khi xây dựng các website về bất động sản mình từng gặp phải, đó là bài tổng hợp dự án thường lên TOP cùng với các bài viết chi tiết về từng sản phẩm căn hộ.
Khi phát hiện điều này, thay vì tham lam cả 2 kết quả thì mình sẽ tối ưu tiếp để bài viết chi tiết căn hộ có thứ hạng cao hơn bởi khách hàng sẽ có khả năng chuyển đổi cao hơn khi Click vào bài viết tổng hợp dự án.
4. Hiển thị Sitelink
Site link là một lợi thế lớn khi làm SEO giúp tăng thương hiệu, tăng tỉ lệ nhấp chuột, hướng người dùng tới các nội dung quan trọng nhất trên site.
5. Xử lý nội dung cũ
Khi không muốn hiển thị nội đã cũ, bài viết không còn phù hợp với thời điểm hiện tại hay các sản phẩm không còn kinh doanh nữa thì các bạn cũng cần chú ý tới việc thay đổi cấu trúc website, giúp khách truy cập không bị ảnh hưởng bởi không tìm thấy đúng nội dung đang cần tìm khiến mất niềm tin vào thương hiệu trong những lần truy cập tiếp theo.
Phần 2: Xây dựng cấu trúc site
1. Tạo danh mục
Sau khi đã có cho mình bộ từ khóa ở phần 1 của Series này, hãy bắt đầu tạo các danh mục (Category).
Dưới đây là một số lưu ý khi tạo danh mục này:
2. Xây dựng liên kết nội bộ
#1. Tối ưu trang chủ
Hầu hết các SEOer đều hướng tới việc tối ưu hóa nội dung trang chủ hướng tới các từ khóa có lượng tìm kiếm cao, độ cạnh tranh cao, có ý nghĩa.
Các bài viết phục vụ cho việc đẩy từ khóa chính lại có thể lên TOP dễ dàng, rất hữu ích cho việc đẩy thứ hạng trên trang chủ. Hãy sử dụng các liên kết theo ngữ cảnh phù hợp, trỏ các liên kết này tới trang chủ nhằm gia tăng sức mạnh cho trang chủ.
Cấu trúc site Tập trung sức mạnh về trang chủ
#2. Tối ưu trang đích có lượng tìm kiếm trung bình
Thường thì các trang có lượng tìm kiếm trung bình là các danh mục, hãy khéo léo sử dụng các bài viết có lượng tìm kiếm thấp, dễ rank để điều hướng tới các danh mục này.
Cấu trúc site Tập trung sức mạnh về trang có lượng tìm kiếm trung bình
#3. Tối ưu trang đích có lượng tìm kiếm thấp
Các từ khóa có lượng tìm kiếm thấp (long tail keyword) thường là các từ khóa có tỉ lệ chuyển đổi cao nhất, đây có thể là các bài blog hoặc danh sách sản phẩm chi tiết.
Cấu trúc site Tập trung sức mạnh về trang có lượng tìm kiếm thấp
Kết luận
Xây dựng cấu trúc site đòi hỏi bạn cần tư duy logic, sắp xếp cẩn thận theo sản phẩm của bạn. Hãy cố gắng xây dựng cấu trúc website ngay từ giai đoạn đầu tiên của việc làm website.
Hãy nhớ, nếu bạn có cấu trúc site tốt, công việc SEO sẽ trở nên tuyệt vời hơn!