Ahrefs là bộ công cụ phân tích website, kiểm tra backlink tốt nhất và cũng thuộc hàng "xa xỉ" nhất quả đất hiện nay. Tất nhiên Ahrefs "đắt sắt ra miếng" thực sự mà ai cũng muốn được sử dụng.
Cùng ngó qua mức giá Ahrefs hiện nay. Giá trên là giá 1 tháng sử dụng Ahrefs. Bản Agency có giá tới $999. OMG!
Vậy Ahrefs là gì?
Tại sao Ahrefs lại có cái giá cắt cổ như vậy mà vẫn có được sự ủng hộ nồng nhiệt của dân Marketing trên toàn thế giới?
Bài viết này mình sẽ giới thiệu, đánh giá chi tiết và hướng dẫn các bạn 1 số thủ thuật cực hay về Ahrefs mà không phải ai cũng có thể biết hết được.
Đừng bỏ phí số tiền gần $1000/tháng mà không sử dụng hết tính năng của Ahrefs nhé.
Nếu thấy bài viết của mình có giá trị, các bạn hãy chia sẻ để ủng hộ mình nhé.
Ahrefs là gì?
Ahref hay Ahrefs.com là một công cụ nghiên cứu đối thủ mạnh nhất mà mình từng sử dụng. Hầu hết các công cụ khác như Majestic, MOZ, SEMRUSH,...đều hướng tới việc phân tích backlink của đối thủ, tuy nhiên Ahrefs còn làm được hơn thế rất nhiều.
Ahrefs thu thập dữ liệu BIG DATA tương tự như Google, ở đó, ahrefs thu thập thông tin của tất cả các website trên thế giới và lưu trữ chúng, sau đó đưa ra các đánh giá, phân tích về website cho các nhà nghiên cứu thông qua công cụ của Ahrefs.
Hiện nay Ahrefs không còn cho phép sử dụng tài khoản Ahrefs miễn phí nữa, mức giá dùng thử của Ahrefs đang là $7/7 ngày nên nếu chỉ sử dụng ít thì hãy dùng $7 này cho thật hiệu quả, còn nếu muốn sử dụng lâu dài, các bạn hãy tìm tới những nơi chia sẻ tài khoản Ahrefs hoặc share cookies ahrefs. Tuy nhiên do giá cả khá cao nên giải pháp chia sẻ Ahrefs này thường dễ bị "die" sớm. Tốt nhất các bạn nên mua chung tài khoản Ahrefs thông qua các nhóm mua chung, group buy ahrefs,...
ĐÁNH GIÁ AHREFS
Ahrefs là công cụ giúp bạn nghiên cứu, phân tích website mạnh nhất, giúp bạn có thể đưa ra phương án vượt qua đối thủ.
Hiệu quả
Tốt hơn tất cả công cụ hiện tại, giúp đưa ra kế hoạch marketing tốt hơn.
Giá bán
Giá rất "buốt" nhưng bù lại rất tốt
Dễ sử dụng
Rất trực quan, dễ sử dụng
Hỗ trợ
Hỗ trợ tốt qua cả điện thoại, email, chat.
Điểm cộng
Điểm trừ
Vì sao Ahrefs được yêu thích đến vậy?
Nội dung là yếu tố sống còn với bất kỳ doanh nghiệp, blogger nào, càng có nhiều bài viết, bạn càng có cơ hội có được nhiều lượng truy cập hơn qua đó giúp dễ dàng chuyển đổi thành nhiều khách hàng mục tiêu hơn.
Tất nhiên không phải tất cả các bài viết đều có thể thành công, kể cả bạn có hàng trăm, hàng ngàn tiêu chí "chuẩn SEO" bạn áp dụng vào bài viết đó đi chăng nữa.
Như một lẽ tự nhiên, mọi người chuẩn bị bài viết rồi post liên tục và mong muốn bài viết đó có thể lên TOP.
Tất nhiên nếu chỉ hi vọng như vậy thì mọi thứ đơn giản quá phải không?
Để trở thành 1 nhà Marketing, bạn cần liên tục cải thiện lượng truy cập website của mình. Mặc dù bạn sẽ không thể chắc chắn bài viết đó sẽ thành công, nhưng với sự góp sức của các công cụ nghiên cứu chuyên nghiệp, bạn hoàn toàn có thể tăng khả năng thành công của bài viết đó thông qua khả năng phân tích đánh giá về thị trường, đối thủ,...
Ahrefs ra đời nhằm giúp các nhà Marketing dễ dàng hơn trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu và theo dõi chính website của mình.
Mình đã sử dụng Ahrefs từ rất lâu và liên tục trong suốt thời gian dài và đây là công cụ được mình cực kỳ yêu thích.
Bài viết này mình sẽ cùng các bạn khai thác tối đa các tính năng của Ahrefs để không lãng phí 1 xu nào nhé.
TẠI SAO BẠN CẦN TỚI AHREFS?
Bạn sẽ làm gì khi bạn cần viết 1 bài viết mà không có ý tưởng gì về điều mà bạn sắp viết?
Điều này chẳng khác với việc bạn chơi trò "bịt mắt bắt dê" với các từ khóa của mình cả.
Bạn có trong tay các từ khóa nhưng hoàn toàn không có ý tưởng về những gì sẽ giúp ích cho bài viết của bạn hay những ý tưởng của đối thủ của bạn.
Dưới đây là một số tính năng chính Đáng giá của Ahrefs.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AHREFS
So với các công cụ trước đây như BuzzSumo, BuzzStream hay Thrives Architect chỉ là các công cụ độc lập, giới hạn chức năng nào đó.
Tuy nhiên với Ahrefs, bạn có thể sử dụng hàng loạt chức năng chỉ trong 1 bộ công cụ.
Trước đây, các chuyên gia SEO chỉ biết tới Ahrefs khi đó là 1 bộ công cụ kiểm tra back link của đối thủ với độ chính xác cao, tốc độ cập nhật back link cũng cực nhanh khiến các đối thủ khác như Majestic SEO cũng phải thán phục.
Đến thời điểm hiện tại, Ahrefs mang đến rất nhiều tính năng mới, đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho cả đội SEO/ Inbound/ Content Marketing.
Ahrefs đã đánh cắp rất nhiều ý tưởng của nhiều đối thủ khác nhau, nhưng họ đã làm tốt hơn rất nhiều.
Dưới đây là 1 số thủ thuật khi sử dụng Ahrefs chuyên nghiệp, mình sẽ không đi vào giải thích các chỉ số Ahrefs, các Tools bar, Addon hay Extesion của Ahrefs nữa nhé.
Bài viết này sẽ giúp bạn
Bắt đầu thôi!
Phần 1. Bắt đầu với Ahrefs
Sau khi có tài khoản Ahrefs rồi, việc đầu tiên các bạn hãy tạo cho mình 1 chiến dịch vào tài khoản của bạn, hãy để Ahrefs biết bạn đang làm việc trên website nào.
Ngay khi đăng nhập vào Ahrefs, bạn sẽ nhận được thông báo để thêm website của bạn. Hãy chú ý phần tiền tố Http và Https nhé.
Bước 2, bạn hãy bổ sung các từ khóa cần theo dõi vào dự án của mình.
Hãy lựa chọn các từ khóa mang lại nhiều lượng truy cập nhất của bạn để Ahrefs có thể theo dõi, phân tích đánh giá tốt nhất.
Bước 3: Bổ sung thêm ít nhất 5 đối thủ cạnh tranh do Ahrefs gợi ý.
Sau bước này, Ahrefs sẽ mặc định gửi Email thông báo cho bạn mỗi khi có sự thay đổi về các từ khóa. Nếu không muốn theo dõi liên tục theo ngày thì bạn có thể cài đặt lại thành hàng tuần hoặc hàng tháng.
Phần 2. Kiểm soát chất lượng backlink
Nhờ có Ahrefs bạn có thể phát hiện:
- Backlink từ các trang Spam, chất lượng thấp
- Các backlink với Anchor text không tối ưu
Đây là 2 loại back link có thể gây ảnh hưởng tới kết quả SEO của bạn. Nếu tốt chúng có thể giúp bạn lên TOP hơn, nhưng nếu xấu, bạn có thể dính các thuật toán của Google (như Penguin chẳng hạn).
Việc cần làm của bạn đó là thường xuyên theo dõi các backlink của mình, tìm và tiêu diệt chúng trước khi chúng gây ảnh hưởng đến website của bạn.
Tất nhiên, Ahrefs làm rất tốt điều này.
#1: Quản lý backlink
Vào Site Explorer, gõ tên miền cần kiểm tra của bạn sau đó tìm tới Referring domains. Lúc này Ahrefs sẽ cho bạn thấy các domain có backlink trỏ về website của bạn. Bạn hãy chọn lại Domain Rating (DR) từ thấp đến cao để thấy các tên miền có chỉ số này thấp trước nhé.
Hãy chú ý các tên miền có dạng như:
Lọc theo ngôn ngữ, nền tảng
Truy cập phần Backlink để thấy được các liên kết trỏ về website.
Bạn hãy ưu tiên lọc theo một số ngôn ngữ dễ Spam trước nhé: Russia (Nga), China (Trung Quốc) và Japan (Nhật Bản). Chả hiểu sao bọn này là chúa Spam luôn. Ngoài ra bạn cũng có thể lọc theo dạng tên miền như .ru, .cn, .jp trong phần Domain của Ahrefs.
Tiếp đến là các nền tảng website dễ dính spam. Một trong những nền tảng dởm nhất đó là Wiki.
Bạn có thể lọc theo nền tảng này trong phần Platform của Ahrefs nhé.
#2: Các Anchor text không tự nhiên
Anchor text là phần quan trọng giúp Goolge hiểu hơn về nội dung của website bạn muốn giới thiệu. Có rất nhiều cách đặt Anchor Text và đối thủ cũng giúp bạn đặt rất nhiều.
Việc cần làm của bạn đó là thường xuyên theo dõi các Anchor text trỏ về website, tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra với website của mình.
Truy cập Site Explorer->Anchor để kiểm tra các Anchor text tới website của bạn.
Một website lành mạnh sẽ bao gồm các Anchor text về từ khóa:
- Từ khóa chính xác
- Từ khóa biến thể
- Hoặc để nguyên URL
- Các từ khóa chung như: nhấn vào đây, xem tại đây, xem chi tiết,...
Nếu thấy nghi ngờ hoặc muốn xem chi tiết link nào đang trỏ theo Anchor này bạn có thể ấn chi tiết và chọn Reffering Domains.
Gặp mấy ông tên miền kiểu Tung Của thế này thì chặn luôn không phải nghĩ.
#3. Lọc theo IP
Mỗi website đều được lưu trữ tại một máy chủ nào đó có IP dạng AAA.BBB.CCC.DDD (Các Class A,B,C,D).
Ví dụ: 111.65.248.132 là 1 địa chỉ IP hoàn chỉnh.
Thế còn IP này thì sao?
- 111.65.248.22
- 111.65.248.189
So với IP đầu tiên mình đưa ra thì 2 IP sau đều giống nhau đến 3 lớp đầu tiên (A,B,C). Trong internet đó gọi là các website có cùng Class C hay dễ hiểu là hàng xóm với nhau.
Từ đây phát sinh 1 vấn đề đó là các website hàng xóm này lại thường "xấu tính" như nhau, kiểu một ông làm spam là cả làng làm spam.
Ahrefs có sẵn 1 tính năng rất hay đó là Site Explorer -> Referring IPs
Mở rộng các IP này các bạn sẽ thấy ngay các website trong này.
Bây giờ bạn biết phải làm gì rồi đó 🙂
#4. Tìm và diệt liên kết gãy (Broken link)
Trong quá trình xây dựng website hoặc nhận bàn giao 1 website cũ kỹ từ trước đó, việc xuất hiện các liên kết gãy trong website là điều khó tránh khỏi.
Để tìm ra các link bị lỗi trên website, hãy truy cập Site Explorer -> Pages > Best by links. Chọn trạng thái 404 not found để lọc.
Bạn sẽ thấy các liên kết bị lỗi trên website của mình.
Dưới đây là 1 số cách khắc phục các link này:
#5. Xóa bỏ Outbound Link kém chất lượng.
Nếu website của bạn trỏ tới các website kém chất lượng, bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng vì vậy hãy tìm ra các liên kết này, kể các website không liên quan và xóa chúng khỏi website.
Truy cập: Site Explorer -> Outgoing links > Linked Domains > Chọn dofollow trong phần lọc
Nhớ chọn lọc theo Domain Rank (DR) để lọc từ DR thấp đến cao nhé. Như hình này là quá ngon rồi.
Như hình này (trên Moz) là link spam chắc rồi. Trong trường hợp này hãy xóa hoặc thay thế bằng tên miền khác nhé.
#6. Link outbound bị lỗi
Các liên kết ra ngoài website bị lỗi ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm người dùng, và Google không thích điều này.
Site Explorer -> Outgoing Links > Broken Links
Việc cần làm lúc này là thay thế các liên kết lỗi này hoặc xóa link đi thôi.
Phần 3: Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là một trong những tính năng Ahrefs làm tốt hơn tất cả mọi đối thủ đi trước mình như Market Samurai, SEM RUSH, Keyword.IO đặc biệt là sau khi Google Webmaster Tools không hiển thị lượng tìm kiếm hàng tháng cho từ khóa.
Nghiên cứu từ khóa tốt sẽ giúp các bạn biến website của mình trở thành một website thực sự lớn mạnh. Dù bạn làm website gì đi chăng nữa thì hãy ghi nhớ các bước dưới đây:
Hãy thực hành thật nhiều lần, làm đi làm lại một cách thông minh, chắc chắn bạn sẽ có những website lớn đó.
#7. Phân tích, đánh giá từ khóa
Trước khi viết bất kỳ bài viết nào thì Keyword Explorer là nơi mình nghĩ đến đầu tiên, đây là nơi giúp mình có được cái nhìn tổng quát nhất về từ khóa, độ khó, số lượt tìm kiếm hàng tháng,...
Truy cập vào Keyword Explorer - nhập vài từ khóa cần phân tích của bạn vào đây, nếu làm Việt Nam thì đừng quên chọn chỗ quốc gia kia là Việt Nam nhé.
Nếu bạn không chọn đúng quốc gia, có thể số liệu sẽ khác nhau nhiều đấy.
Chọn nút Tìm kiếm.
Ahrefs sẽ cho bạn thấy hàng loạt các chỉ sổ quan trọng của từ khóa đó. Đây là một trong những tính năng cực kỳ đắt giá mà hầu hết các công cụ trên thị trường hiện nay đều không có, đặc biệt là độ khó và lượng tìm kiếm hàng tháng.
Trong 1 số trường hợp bạn cần xem xét kỹ từ khóa này xem có nên làm không nhé.
Trường hợp 1: Từ khóa không khả thi
Đây là 1 ví dụ về 1 từ khóa không khả thi. Có tới 46% lượt KHÔNG click, trong đó lượng doanh nghiệp bỏ tiền quảng cáo cũng rất khủng khiếp, đặc biệt có những tháng cao điểm (Trend) lượng quảng cáo cực cao (23%).
Ok. Thử search Google xem sao:
Nhìn thế này, các bạn muốn SEO nữa không. 4 quảng cáo, 3 google maps là gần như hết trang 1 rồi, SEO làm gì cho mệt.
Thử xem chi tiết 1 vài từ xem thế nào nhé.
Chắc nghỉ thôi nhỉ.
#8. Bổ sung ý tưởng từ khóa
Ahrefs được trang bị tính năng tìm các từ khóa liên quan tới từ khóa bạn cần nghiên cứu.
Ở đây chỉ cần chọn mục All (tất cả) là bạn sẽ thấy hàng loạt ý tưởng từ khóa liên quan tới từ khóa bạn đang nghiên cứu.
Ở đây có 2 mẹo rất hay mà mình muốn giới thiệu.
- Mẹo 1: Bạn sẽ tìm được các từ khóa có độ khó thấp (KD dưới 10) bằng cách lọc trong phần Keyword Difficulty.
- Mẹo 2: Bạn cũng sẽ tìm thấy các từ khóa được SEO cùng với từ khóa chính thông qua mục Also rank for.
#9. Từ khóa lên TOP của đối thủ.
Đây là một trong cách công cụ rất hữu ích của Ahrefs giúp cho bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về đối thủ của mình, những bài viết, những trang giúp đối thủ có được lượng truy cập.
Nhập web đối thủ -> Site Explorer -> Organic Search -> Top Pages
#10. Content GAP
Có bao giờ bạn muốn biết nội dung nào đối thủ đang lên TOP còn bạn thì không chưa?
Nếu chưa thì đây chính là công cụ rất hay mà bạn sẽ rất thích khám phá đó.
Với công cụ này, bạn sẽ có các ý tưởng để xây dựng, bổ sung nội dung cho website của mình.
Nhập website của đối thủ và của bạn vào phần Content Gap.
Chọn Show keywords.
OK, bạn đã có rất nhiều từ khóa rồi nhé.
Đây chính là các từ khóa đối thủ lên TOP mà bạn thì chưa.
Kết luận
Ahrefs là một công cụ tuyệt vời.
Ahrefs giúp gần như mọi việc cho bạn, từ nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ, theo dõi đối thủ, nghiên cứu nội dung, theo dõi website,...và dù hơi đắt nhưng thực sự nó rất đáng tiền.
Bài viết chi tiết quá Thái ơi.
[…] Một trong những cách phổ biến nhất đó là sử dụng Ahrefs. […]
quá hay người anh em
Đừng quên chia sẻ giúp mình nhé 🙂
Quá hay người ae
cảm ơn bạn đã ủng hộ
Cảm ơn bạn! Bài viết rất hữu ích.
bài viết rất chuyên sâu, hay quá
Thanks bạn.
Bài viết rất chi tiết, nhưng phần Content GAP anh có thể chỉ rõ hơn ko ạ, Em làm về TMĐT so sánh các bài top với bài của mình thì thấy họ có 1 vài dòng mà bài viết của em thì 4000 5000 chữ, sao họ có thể phủ đc nhiều từ khóa vậy ạ. New bie anh không cảm ạ
Ngày đầu tiên vọc Ahrefs đọc ngay bài viết chất. Bookmarks để xem dần dần